Hằng năm cúng cô hồn cũng được xem là nghi lễ cúng không thể thiếu của dân tộc Việt Nam và lễ vật cúng cô hồn gồm những gì? Không phải ai cũng biết và vẫn còn rất nhiều người đang băn khoăn về những lễ vật dành cho mâm cúng. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là câu truyền miệng từ xa xưa được truyền từ đời này sang đời khác. Một trong những phong tục về tâm linh của ông bà ta đó là tục cúng cô hồn. Cùng đồ cúng Tâm Linh tìm hiểu ở bài viết sau để hiểu rõ hơn về phong tục này.
Ý nghĩa việc cúng cô hồn?
Mâm cúng cô hồn gồm những gì? Tại sao phải cúng? Chọn ngày cúng cô hồn … Rất nhiều những câu hỏi mà chưa được trả lời. Người xưa thường quan niệm mỗi con người đều có phần hồn và xác. Khi mất đi thì phần hồn vẫn tồn tại nhưng tách khỏi phần xác để đầu thai sang kiếp khác.
Có những người mắc nhiều tội lỗi trong dương gian nên không thể đầu thai làm người, mà bị đày xuống địa ngục, trở thành ma đói lang bạt, chuyên đi vào nhà quấy rối người trần tục. Chính vì vậy Mâm cúng cô hồn được xuất hiện. Mục đích là để cúng những vong linh chưa siêu thoát được, để chúng không quấy rối con người, gia đình được yên ổn.
Ngoài ra đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam. Đó là một hành động làm phước, mong muốn cho tất cả những những linh hồn có được ngày xá tội.
Mâm cúng cô hồn tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn để chúng ta tưởng nhớ về tổ tiên, những người đã khuất và cầu mong cho họ được siêu thoát.
Nên tổ chức lễ cúng vào thời gian nào?
Thời gian lý tưởng nhất để cúng là vào các ngày 14 hoặc ngày rằm tháng bảy (15 âm lịch). Bởi quan niệm dân gian cho rằng đây là lúc các các vong linh từ địa ngục trở về, là lúc mở cửa địa ngục.
Thời điểm các vong linh dễ nhận được lễ vật cúng cô hồn tháng 7 âm lịch nhất đó là vào buổi chiều tối. Bởi lúc này ánh sáng không còn mạnh nữa, các vong hồn tụ lại và lên nhận được đồ. Không nên cúng vào ban ngày vì các vong linh sẽ bị suy yếu bởi ánh sáng mạnh, dù gia chủ có cúng thì không vong linh nào dám lên để nhận đồ ăn.
Nếu gia chủ không sắp xếp được thời gian thì chuẩn bị sắm lễ vật cúng cô hồn vào tất cả các ngày từ mùng 1 đến ngày rằm mùng 15.
Lễ vật cúng cô hồn gồm những gì?
Lễ vật cúng cô hồn thường đa dạng tùy theo mỗi gia chủ. Thông thường các món truyền thống trong mâm gồm: gà luộc, xôi, giò nem, canh miến, rau thập cẩm, mía để nguyên vỏ, bánh kẹo…
Nhưng các gia đình không nên quá câu lệ theo những món truyền thống đó, mà linh hoạt chọn những thực phẩm theo mùa để đảm bảo sự tươi ngon. Đồng thời chọn các thực phẩm phù hợp với khẩu vị cũng như kinh tế của gia đình để tránh lãng phí.
Đối với lễ vật cúng Phật
Theo đạo Phật thì mâm cúng không cần thiết phải đầy đủ, chỉ cần con người có tâm là đủ. Do vậy mỗi gia đình chỉ cần chuẩn bị mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả để tưởng nhớ đến công đức của những người thân, hi sinh vì nước mà chưa được siêu thoát.
Đối với lễ vật cúng tổ tiên
Mâm cúng tổ tiên thường là cỗ mặn, với các món như xôi, món gà luộc, các món canh, món cá kho, cơm vắt, rượu, nước, thịt,…. Các đồ vàng mã như quần áo, giày, dép, mũ, nón, tiền, vàng,… Hãy chuẩn bị thật chu đáo để thể hiện lòng biết ơn đối với tiên tổ.
Đối với lễ vật cúng cô hồn
Lễ vật cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì? Chúng ta chỉ cần chuẩn bị các lễ vật cúng cô hồn đơn giản như sau: muối 1 đĩa, gạo 1 đĩa, cháo loãng 12 bát, hoa quả 5 loại khác nhau, đường đen 12 cục, quần áo giấy với nhiều màu sắc khác nhau, tiền vàng, kẹo, bỏng ngô, khoai, sắn, bim bim, bánh kẹo, nước 3 chai, nhang 3 cây, nến 2 cây.
Món cháo loãng là thứ quan trọng không thể thiếu trong lễ vật cúng cô hồn, bởi những linh hồn bị đầy đọa chỉ nuốt được cháo do thực quản hẹp. Hoặc thay bằng nước mía.
Lễ vật cúng cô hồn thường không được chuẩn bị các đồ ăn mặn vì sẽ khơi dậy lòng tham của các vong hồn, khiến các vong hồn quyến luyến trần gian nên khó mà được siêu thoát.
Cách bày trí mâm cúng cô hồn?
Lễ vật cúng cô hồn thường đặt ở ngoài hoặc đặt cúng trước cửa nhà. Không nên đặt trên bệ cửa. Đặt chắc chắn trên nền đất đảm bảo không bị xô, vỡ.
Xem Thêm: Bài Văn Khấn Cúng Rằm Mùng Một Hằng Tháng Chuẩn Nhất
Cách mời vong sau khi cúng
Sau khi sắp xếp mâm lễ cúng cô hồn xong thì gia chủ thắp nhang và khấn vái. Có thể khấn theo tâm niệm của mình, hoặc đọc theo các văn cúng cô hồn. Sau khi cúng xong thì rắc gạo, muối ra khắp 4 phương trời, vẩy cháo khắp sân, ngõ để bố thí cho các vong hồn để xá tội vong nhân. Đồng thời đốt vàng mã ngay để các vong hồn nhận được lễ vật.
Rất nhiều người lo ngại lễ vật cúng cô hồn cần những gì? Phải làm sao để các vong nhận đồ ăn xong thì đi? Nếu không chắc chắn các bạn có thể làm lễ cúng cô hồn tại chùa.
Chắc hẳn qua bài chia sẻ các bạn đã biết mâm lễ vật cúng cô hồn gồm những gì rồi đúng không nào. Chúc các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích giúp cho quá trình chuẩn lễ được chu đáo nhất.
Bài viết này đã được DMCA
Trả lời